15 CÁCH DÙNG NGƯỜI MÀ CỔ NHÂN TRUYỀN DẠY
15 CÁCH DÙNG NGƯỜI MÀ CỔ NHÂN TRUYỀN DẠY
1. Với những người tài đức, đừng chê bai những lỗi nhỏ mọn. Với những người danh dự lớn, đừng chỉ trích những lỗi cỏn con
2. Dùng người như dùng mộc, không vì một vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn.
3. Trọng người tài thì nhiều thịnh vượng, trọng người nịnh bợ thì nhiều hiểm nguy.
4. Kỵ nhau còn gì bằng nước với lửa, thế mà khéo dùng, đem lửa đun nước, thì được bao nhiêu là việc.
5. Nếu không đặt ra khuôn phép và hình phạt, thì tai họa và hoạn nạn sẽ cùng đến.
6. Với kẻ miệng lưỡi, lấy lợi mà nhử.
7. Không mưu việc lớn với kẻ đa ngôn, không ở chung lâu với người hiếu động.
8. Sửa điều dở cho ai, chớ nghiêm khắc quá. Dạy điều hay cho ai, chớ cao xa quá.
9. Bản thân chính đáng, dù không ra lệnh thì người dưới vẫn chấp hành. Bản thân thiếu ngay thẳng, tuy ra mệnh lệnh người dưới cũng chẳng thi hành.
10. Người tài là người có chí, có thức và có thường. Chí là chí lớn, thức là hiểu sâu, thường là kiên định.
11. Để xem xét ý chí của đối phương, hỏi về đúng - sai. Người mang thái độ ba phải sẽ đem lại tổn hại cho lợi ích chung của tập thể.
12. Để xem xét khả năng ứng biến của đối phương, dồn người đó vào bước đường cùng để xem họ sẽ ứng phó như thế nào. Người ứng phó tốt sẽ có đầu óc linh hoạt, tư duy nhạy bén.
13. Để đánh giá kiến thức của đối phương, dùng mưu lược. Người có những phương pháp cải tiến mới có thể giúp cho tổ chức.
14. Đặt ra tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
15. Dùng rượu để xem tính tình của đối phương. Rượu vào thì lời ra. Tiểu nhân hay quân tử khi rượu vào sẽ lộ rõ.
(Sưu tầm)
1. Với những người tài đức, đừng chê bai những lỗi nhỏ mọn. Với những người danh dự lớn, đừng chỉ trích những lỗi cỏn con
2. Dùng người như dùng mộc, không vì một vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn.
3. Trọng người tài thì nhiều thịnh vượng, trọng người nịnh bợ thì nhiều hiểm nguy.
4. Kỵ nhau còn gì bằng nước với lửa, thế mà khéo dùng, đem lửa đun nước, thì được bao nhiêu là việc.
5. Nếu không đặt ra khuôn phép và hình phạt, thì tai họa và hoạn nạn sẽ cùng đến.
6. Với kẻ miệng lưỡi, lấy lợi mà nhử.
7. Không mưu việc lớn với kẻ đa ngôn, không ở chung lâu với người hiếu động.
8. Sửa điều dở cho ai, chớ nghiêm khắc quá. Dạy điều hay cho ai, chớ cao xa quá.
9. Bản thân chính đáng, dù không ra lệnh thì người dưới vẫn chấp hành. Bản thân thiếu ngay thẳng, tuy ra mệnh lệnh người dưới cũng chẳng thi hành.
10. Người tài là người có chí, có thức và có thường. Chí là chí lớn, thức là hiểu sâu, thường là kiên định.
11. Để xem xét ý chí của đối phương, hỏi về đúng - sai. Người mang thái độ ba phải sẽ đem lại tổn hại cho lợi ích chung của tập thể.
12. Để xem xét khả năng ứng biến của đối phương, dồn người đó vào bước đường cùng để xem họ sẽ ứng phó như thế nào. Người ứng phó tốt sẽ có đầu óc linh hoạt, tư duy nhạy bén.
13. Để đánh giá kiến thức của đối phương, dùng mưu lược. Người có những phương pháp cải tiến mới có thể giúp cho tổ chức.
14. Đặt ra tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
15. Dùng rượu để xem tính tình của đối phương. Rượu vào thì lời ra. Tiểu nhân hay quân tử khi rượu vào sẽ lộ rõ.
(Sưu tầm)