Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

LUẬT ĐẤU THẦU VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN - TS.Nguyễn Việt Hùng

LUẬT ĐẤU THẦU VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN - TS.Nguyễn Việt Hùng

LUẬT ĐẤU THẦU VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN - TS.Nguyễn Việt Hùng

LUẬT ĐẤU THẦU VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
   
TS.Nguyễn Việt Hùng
Nguyên Vụ trưởng Vụ QLĐT
Bộ KH&ĐT
 
I- KHÁI QUÁT
 
Công tác đấu thầu mới được áp dụng ở nước ta trong thời gian gần đây. Lần đầu tiên vào năm 1996 Quy chế Đấu thầu (QCĐT), ra đời được ban hành kèm theo NĐ 43/CP&93/CP. QCĐT lần 2 ra đời vào năm 1999 (với NĐ 88/CP, được bổ sung bằng NĐ 14/CP năm 2000 và NĐ 66/CP năm 2003).
 
          Nhờ thực hiện theo QCĐT, chúng ta đã có được một số thành tích, qua đấu thầu đã lựa chọn được NT có đủ kinh nghiệm, năng lực đáp ứng, yêu cầu của gói thầu, có giải pháp, biện pháp thực hiện khả thi để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của gói thầu, đồng thời bảo đảm nguyên tắc là giá trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt. Tuy nhiên, vì là một công việc mới nên bên cạnh những thành tích đã đạt được, không tránh khỏi những tồn tại, vướng mắc trong thực tế. Chính vì vậy ngay từ năm 1999, trong chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, Quốc hội đã yêu cầu xây dựng Pháp lệnh Đấu thầu (PLĐT) thay cho QCĐT (ban hành kèm theo NĐ) và tiếp đó vào tháng 7/2005 UBTVQH đề nghị xây dựng Luật Đấu thầu. Chính phủ đã thống nhất với đề nghị này và ngày 6/7/2005, TTCP thay mặt Chính phủ cho phép được triển khai Dự án Luật Đấu thầu để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
 
          Dự thảo cuối cùng của Luật Đấu thầu đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua tại ngày họp cuối cùng (29/11/2005). Sự quyết tâm của Chính phủ, của Quốc hội là động lực chính để Luật Đấu thầu được hình thành và thông qua trong thời gian chưa đầy 5 tháng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động đấu thầu sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Với hiệu lực thi hành là ngày 01/4/2006, sau đúng 10 năm kể từ khi có các quy định về đấu thầu dưới dạng Nghị định của Chính phủ, chúng ta đã có Luật Đấu thầu.
 
II- MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT ĐẤU THẦU
          Luật Đấu thầu năm 2005 gồm 6 chương với 77 Điều. Ngoài một số nội dung mới được bổ sung, phần cơ bản của Luật Đấu thầu là kế thừa, phát triển từ QCĐT ban hành kèm theo các NĐ 88/CP, 14/CP & 66/CP và từ Dự thảo PLĐT đã có.
Để tháo vướng mắc trong thực tế, tại kỳ họp thứ 5 của QH khóa 12 đã xem xét, thông qua “Luật sửa đổi, bổ sung 1 số Điều của các Luật liên quan đến ĐT XDCB”. Theo đó 1 số điều thuộc các Luật sau sẽ được xem xét, điều chỉnh, gồm:
 
  • Luật Xây dựng
  • Luật Đấu thầu
  • Luật Đất đai
  • Luật Nhà ở
  • Luật Doanh nghiệp
          Tại Điều 2 Luật số 38/2009/QH12 (gọi tắt là Luật số 38 năm 2009) được QH thông qua ngày 19/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2009 quy định sửa đổi, bổ sung 1 số nội dung của Luật Đấu thầu năm 2005
          Trên cơ sở Luật Đấu thầu năm 2005 và Luật số 38 năm 2009 các quy định về đấu thầu có các nội dung chính sau:
  1. Phạm vi điều chỉnh:
Phạm vi điều chỉnh được nêu tại Đ.1 của Luật. Theo đó, việc lựa chọn NT trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn (DVTV), mua sắm hàng hóa (MSHH), xây lắp (XL) đối với các gói thầu thuộc các dự án sau đây phải thực hiện theo Luật Đấu thầu:
  • Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên.
  • Dự án mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức nhà nước (không bao gồm DNNN).
  • Dự án phục vụ cải tạo, sửa chữa lớn thuộc các DNNN
 
Vốn nhà nước được định nghĩa bao gồm vốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của DNNN và các vốn khác do Nhà nước quản lý. Với định nghĩa này, bảo đảm bao quát các loại hình vốn nhà nước có thể hình thành trong tương lai.
 
Phạm vi điều chỉnh của Luật (Điều 1) là nội dung quan trọng nhất, nó chi phối các điều còn lại và đây cũng là cơ sở để tạo nên định nghĩa của thuật ngữ “đấu thầu” được nêu tại Điều 4 khoản 2 của Luật. Việc áp dụng theo Luật nghĩa là việc áp dụng một trong các hình thức quy định trong Luật (từ Điều 18 đến Điều 24) để lựa chọn NT đáp ứng yêu cầu của Bên mời thầu (BMT) (đó chính là HSMT bao gồm cả TCĐG trong đó), nhưng đảm bảo các mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Các hoạt động đấu thầu thực chất là hoạt động sử dụng, chi tiêu vốn nhà nước (luôn là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm) nên chịu sự giám sát, kiểm tra của nhiều cơ quan, tổ chức và công luận. Việc chi tiêu nhằm vào một mục đích nào đó thì thường đơn giản, nhưng để đảm bảo đồng thời các mục tiêu nêu trên thì thường là việc phức tạp, đòi hỏi phải nắm chắc các quy định chi tiết của Luật để bảo đảm thực hiện theo đúng Luật và cũng để giải quyết các tình huống thực tế xảy ra.
 
  1. Các hình thức lựa chọn Nhà thầu
a) Nhóm 1- Đấu thầu rộng rãi (Điều 18):
     Đây là hình thức lựa chọn tạo ra sự cạnh tranh cao nhất do vậy sẽ đưa tới hiệu quả tốt nhất. Theo hình thức này Bên mời thầu phải thông báo mời thầu ít nhất 10 ngày trên tờ báo về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà nước và phải dành đủ thời gian cho NT chuẩn bị HSDT của mình theo yêu cầu của HSMT (tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế). Mọi NT có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật, đều có thể đăng ký tham dự cuộc thầu. Theo hình thức này, không hạn chế số lượng NT tham dự, theo qui định trong HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của NT hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số NT nào đó
     b) Nhóm 2- Các hình thức lựa chọn khác:
  • Đấu thầu hạn chế (Điều 19):
Hình thức này được áp dụng cho một số gói thầu khi có tính đặc thù như yêu cầu của nhà tài trợ, chỉ có một số nhất định NT có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu do gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật.
Đối với hình thức này, yêu cầu phải mời tối thiểu 5 NT tham dự, trường hợp thực tế chỉ có ít hơn 5, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
HSMT trong đấu thầu hạn chế cũng phải bảo đảm tính cạnh tranh như HSMT đối với đấu thầu rộng rãi
  • Chỉ định thầu (Điều 20):  
Đây là hình thức cho phép lựa chọn một NT được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và theo quy trình do Chính phủ quy định. Theo đó, BMT vẫn phải đưa ra các yêu cầu đối với gói thầu (tương tự như HSMT) để NT chuẩn bị đề xuất (tương tự như HSDT). Tiếp đó BMT vẫn phải đánh giá đề xuất của NT so với các yêu cầu của gói thầu, nếu đạt yêu cầu thì phê duyệt kết quả chỉ định thầu theo quy định và mời NT này vào thương thảo hợp đồng để ký kết. Đồng thời, dự toán đối với gói thầu phải được duyệt theo quy định để có cơ sở cho việc quyết định chỉ định thầu.
 
Do sự hạn chế về cạnh tranh của hình thức này nên nó chỉ được áp dụng trong một số trường hợp hết sức đặc biệt như đối với trường hợp sự cố bất khả kháng (do thiên tai địch hoạ, hoặc sự cố cần khắc phục ngay); bí mật quốc gia, cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh, an toàn năng lượng, yêu cầu cần bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ.
 
          Như vậy, việc thực hiện chỉ định thầu cũng được tiến hành qua các bước như một cuộc đấu thầu. Tuy không tốn thời gian để đánh giá so sánh nhiều HSDT nhưng cũng phải đánh giá HS đề xuất của NT, vẫn phải tiến hành thẩm định kết quả và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để gắn trách nhiệm của 2 bên.
 
          Để có quy định phù hợp với thực tế, trong Luật số 38 Quốc hội giao cho Chính phủ quy định các hạn mức, các trường hợp đặc biệt được áp dụng hình thức Chỉ định thầu.
  • Mua sắm trực tiếp  (Điều 21):  
Hình thức này được áp dụng trên cơ sở hợp đồngthông qua đấu thầu đã được ký trước đó không quá 6 tháng khi có nhu cầu mua sắm với nội dung tương tự, với đơn giá không vượt đơn giá tương ứng đã ký trong hợp đồng trước đó. Hình thức này cũng được áp dụng đối với gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc các dự án khác.
  • Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa  (Điều 22):  
Hình thức này áp dụng cho gói thầu dưới 2 tỷ đồng để mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương về chất lượng. Nghĩa là, khi áp dụng hình thức này, chỉ cần so sánh về giá giữa các báo giá (nhưng yêu cầu tối thiểu phải có 3 báo giá từ 3 NT khác nhau).
  • Tự thực hiện (Điều 23):
Hình thức này được áp dụng khi chủ đầu tư là NT có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng. Nhưng điều kiện cần là phải có dự toán được duyệt theo quy định và đơn vị tư vấn giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.
 
  • Lựa chọn NT trong trường hợp đặc biệt (Điều 24):
Hình thức này được áp dụng đối với trường hợp gói thầu đặc biệt không thể áp dụng được một trong các hình thức nêu trên. Khi đó chủ đầu tư cần lập phương án lựa chọn NT sao cho đảm bảo mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
 
Như vậy, tùy theo đặc thù của từng gói thầu mà người có thẩm quyền cho phép áp dụng thông qua việc phê duyệt KHĐT của Dự án (hoặc KHĐT đối với một vài gói thầu thực hiện trước) để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư triển khai thực hiện. Theo Điều 60, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định cho phép áp dụng hình thức lựa chọn NT nào đó trong KHĐT.
 
  1. Phương thức đấu thầu (Điều 26)
Luật Đấu thầu quy định các phương thức đấu thầu sau:
  • Phương thức một túi HS:
Theo phương thức này các HSDT (nộp đúng hạn) đều được mở công khai trong buổi mở thầu, bao gồm các nội dung cơ bản của HSDT và giá dự thầu. Phương thức này áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC (sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế).
  • Phương thức hai túi HS:
Theo phương thức này trong buổi mở thầu đầu tiên người ta chỉ mở công khai các nội dung về mặt kỹ thuật của mỗi HSDT nộp đúng hạn. Sau đó người ta tiếp tục mở HSDT về mặt tài chính của các HSDT được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Phương thức này được áp dụng cho đấu thầu lựa chọn DVTV (sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế). Đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất tài chính của NT có điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét.
  • Phương thức đấu thầu 2 giai đoạn:
Phương thức này áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng. Ở giai đoạn 1 NT nộp đề xuất kỹ thuật, phương án tài chính (chưa có giá) để làm cơ sở thảo luận với Bên mời thầu. Ở giai đoạn 2 các NT mới nộp HSDT chính thức có giá dự thầu và thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.
 
  1. Phương pháp đánh giá HSDT (Điều 29)
Việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào yêu cầu của HSMT và TCĐG đã nêu trong HSMT, không được bỏ bớt, bổ sung hoặc thay đổi TCĐG trong quá trình đánh giá HSDT. TCĐG HSDT gồm TCĐG về năng lực, kinh nghiệm (trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển), TCĐG về mặt kỹ thuật, TCĐG tổng hợp (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn), các nội dung đánh giá chi phí trên cùng một mặt bằng (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC).
  1. Đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn (có 2 phương án):
    • Phương án 1:
Sử dụng thang điểm (100, 1000) cho đánh giá về mặt kỹ thuật, tài chính và tổng hợp. Trong thang điểm về mặt kỹ thuật, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật. Đồng thời, trong thang điểm về kỹ thuật thì tỷ trọng điểm về kinh nghiệm tư vấn thường chiếm 10 – 20%, tỷ trọng điểm về giải pháp và phương pháp luận thường chiếm 30 – 40%  và tỷ trọng điểm về nhân sự chiếm từ 50 – 60% tổng số điểm về mặt kỹ thuật. Trong thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật được quy định không thấp hơn 70% và điểm về tài chính được quy định không cao hơn 30%.
  • Phương án 2:
Mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được xác định không thấp hơn 80%. NT  đạt điểm kỹ thuật cao nhất (vượt qua mức yêu cầu tối thiểu) sẽ được xem xét HS đề xuất tài chính.
 
b) Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp:
  • Việc đánh giá về mặt kỹ thuật:
Sử dụng thang điểm (100, 1000) hoặc tiêu chí Đạt/Không đạt (viết tắt Đ/KĐ). Tiếp đó HSDT nào vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật sẽ được đánh giá về mặt tài chính theo giá đánh giá để so sánh xếp hạng.
Khi sử dụng thang điểm, phải quy định mức yêu cầu tối thiểu (không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm kỹ thuật, trong trường hợp có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức điểm tối thiểu phải là 80%).
Khi sử dụng tiêu chí Đ/KĐ, đối với các gói thầu phức tạp, ngoài TCĐG tổng quát, cần xây dựng TCĐG chi tiết cho từng TCĐG tổng quát. Đối với TCĐG tổng quát chỉ có 2 mức đánh giá là “Đ” hoặc “KĐ”, còn đối với TCĐG chi tiết thì có thể sử dụng 3 mức “Đ”, “KĐ” hoặc “Chấp nhận được”.
  • Đánh giá về mặt  tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng Nhà Thầu:
Chỉ những HSDT vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật mới được xem xét đánh giá về tài chính thương mại để so sánh, xếp hạng.
 
Việc xác định giá đánh giá để so sánh, xếp hạng HSDT (đã vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật, sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) luôn là một vấn đề phức tạp. Một cách tổng quát, giá đánh giá được xác định như sau:
Giá đánh giá = Giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) ± D
D là giá trị tính bằng tiền biểu hiện sự khác nhau của các HSDT (khác nhau về công suất, về tiêu hao năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí vận hành bảo dưỡng, tiến độ, điều kiện thanh toán...). Việc xác định giá đánh giá chính là việc đưa các HSDT về cùng một mặt bằng kỹ thuật, tài chính thương mại. Trình tự xác định giá đánh giá: bắt đầu từ giá dự thầu, sau đó tiến hành sửa lỗi (trong đó có lỗi số học), tiếp đó hiệu chỉnh sai lệch. Các HSDT không vi phạm lỗi số học (>10%) và sai lệch (>10%) sẽ tiếp tục được xác định giá đánh giá để so sánh, xếp hạng (trừ gói Tư vấn).
 
  1. Xử lý kiến nghị
Đây là một nội dung mới (so với QCĐT trước đây) được quy định trong Luật Đấu thầu. Theo đó, cho phép các NT tham gia đấu thầu được quyền nêu các thắc mắc, khiếu nại về các nội dung liên quan đến quá trình đấu thầu cũng như kết quả lựa chọn NT sau khi đã công bố. Để tránh sự hiểu lầm, trong Luật quy định gọi là “kiến nghị của NT” (Đ4 k.37).
Đối với nhóm thứ nhất (kiến nghị về quá trình đấu thầu), NT được nêu kiến nghị cho tới khi kết quả lựa NT được thông báo. Đầu tiên, NT gửi đơn tới BMT để nhận được sự giải quyết trong thời gian tối đa là 5 ngày làm việc, nếu không thỏa mãn thì NT gửi tiếp đơn tới chủ đầu tư để nhận được sự giải quyết trong thời gian tối đa là 7 ngày làm việc. Và cuối cùng, nếu chưa thỏa mãn, NT có thể gửi tới người có thẩm quyền để nhận được sự giải quyết trong thời gian tối đa là 10 ngày làm việc.
Đối với nhóm thứ hai (kiến nghị về kết quả lựa chọn NT), NT được phép nêu kiến nghị trong 10 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả đấu thầu, với quy trình thực hiện tương tự như đối với nhóm thứ nhất. Nghĩa là Nhà thầu lần lượt gửi đơn để nhận được sự giải quyết của BMT, tiếp đó là chủ đầu tư và cuối cùng là người có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp gửi tới người có thẩm quyền thì NT cũng đồng thời gửi tới Chủ tịch Hội đồng tư vấn (HĐTV) về giải quyết kiến nghị.
Tại Điều73 của Luật Đấu thầu quy định HĐTV có thành viên gồm Chủ tịch là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của Hiệp hội nghề nghiệp có liên quan. Thời gian làm việc của HĐTV tối đa là 20 ngày để có Báo cáo kết quả và tiếp đó không quá 5 ngày làm việc người có thẩm quyền phải quyết định về kiến nghị của NT.
NT có thể chọn một trong hai cách hoặc khởi kiện ngay ra Tòa án hoặc nêu kiến nghị theo trình tự trên đây.
Những nội dung quy định chi tiết về thủ tục, trình tự tiếp nhận đơn và xử lý kiến nghị sẽ được nêu trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ, chẳng hạn về thủ tục gửi đơn kiến nghị, chi phí kèm theo khi nêu kiến nghị về kết quả lựa chọn NT, bộ phận giúp việc của HĐTV...
Cơ chế xử lý kiến nghị là nhằm đảm bảo minh bạch, công bằng trong đấu thầu. Đối với những hành vi lợi dụng việc kiến nghị để cản trở quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng, cản trở các NT khác tham gia đấu thầu sẽ bị xử lý theo Điều 12 của Luật.
Như vậy, bằng quy định về xử lý kiến nghị, chúng ta đã giải tỏa được một trong những băn khoăn lâu nay của các NT khi thấy trong HSMT có dòng chữ “BMT không có trách nhiệm buộc phải giải thích lý do vì sao NT không trúng thầu”
Tuy nhiên, để giảm thiểu các kiến nghị không đáng có của NT, biện pháp tích cực nhất là BMT cần chuẩn bị tốt các nội dung cần thiết cho một cuộc đấu thầu đó là HSMT, TCĐG, giá gói thầu (dự toán), năng lực tổ chuyên gia...
 
  1. Xử lý vi phạm
Các quy định trong Luật sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống nếu có được các chế tài xử lý vi phạm nghiêm khắc và có các biện pháp thích hợp để giám sát việc thực hiện này. Trong Luật Đấu thầu chỉ có Điều 75 quy định về xử lý vi phạm nhưng đã bao quát các chế tài xử lý. Theo đó, bất kỳ một tổ chức hay cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu thì bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:
  • Trường hợp vi phạm quy định của Luật nhưng không thuộc quy định tại Điều 12 thì đều chịu hình thức “cảnh cáo”. Chẳng hạn vi phạm về thời gian thông báo mời thầu, xử lý kiến nghị kéo dài, không đảm bảo các mốc thời gian quy định về sơ tuyển, thời gian đánh giá HSDT, thẩm định...
  • Trường hợp vi phạm quy định của Luật nhưng gây thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan thì phải có trách nhiệm đền bù. Chẳng hạn vi phạm dẫn tới phải tổ chức đấu thầu lại, kéo dài thời gian đấu thầu do đánh giá thiếu chính xác, thẩm định thiếu chuẩn xác...
  • Trường hợp vi phạm quy định tại Điều 12 thì bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu, NT thì bị cấm tham dự thầu bất kỳ gói thầu nào trên toàn quốc hoặc không được tiếp tục làm công tác đấu thầu (như đánh giá HSDT, thẩm định...) trong một thời gian nhất định, có thể là 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm ... Luật số 38 có quy định bổ sung khi có 3 hành vi bị cảnh cáo trở lên thì được coi như vi phạm Điều 12, nghĩa là bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong một thời gian xác định.
Trong Điều 12 Luật Đấu thầu năm 2005 có quy định 17 nhóm hành vi. Luật số 38 năm 2009 bổ sung 2 hành vi nữa về việc không cung cấp hoặc ngăn cản Nhà thầu nhận HSMT và sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước có đủ khả năng đáp ứng.
Cần hiểu rằng một hành vi vi phạm tuy được xử phạt một lần nhưng theo một hoặc các hình thức như quy định tại Điều 75 của Luật. Như vậy, một hành vi vi phạm có thể vừa bị phạt tiền, vừa bị cảnh cáo... Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý theo từng hành vi và nhiều cá nhân vi phạm về cùng một hành vi thì bị xử lý theo từng cá nhân.
Cuối cùng các quy định về xử lý vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức đều được đăng tải trên Tờ báo về đấu thầu và trang Web về đấu thầu và quy định này có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
Một số nội dung chi tiết hơn để phục vụ việc xử lý, thi hành quyết định xử lý (như nộp tiền phạt, việc cưỡng chế thi hành, thời hạn tối đa phải thực hiện quyết định xử phạt, việc quản lý nộp tiền phạt ...) sẽ được nêu trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu.
 
 
  1. Các mốc thời gian chính trong quá trình đấu thầu
  • Thời gian sơ tuyển: tối đa là 30 ngày (đối với đấu thầu trong nước), tối đa là 45 ngày (đối với đấu thầu quốc tế).
  • Thông báo mời thầu: tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành HSMT.
  • Thời gian dành cho NT chuẩn bị HSDT:
  • Đối với đấu thầu quốc tế: Tối thiểu 30 ngày
  • Đối với đấu thầu trong nước: Tối thiểu 15 ngày
  • Mở thầu: tiến hành ngay sau thời điểm đóng thầu (Điều 33)
  • Thời gian đánh giá HSDT:
  • Đối với gói thầu đấu thầu quốc tế: Tối đa 60 ngày
  • Đối với gói thầu đấu thầu trong nước: Tối đa 45 ngày
  • Thời gian thẩm định:
  • Tối đa là 20 ngày cho việc thẩm định từng nội dung KHĐT, HSMT, kết quả lựa chọn NT.
  • Tối đa là 30 ngày cho việc thẩm định từng nội dung KHĐT, kết quả lựa chọn NT (đối với các dự án, gói thầu do TTCP quyết định).
 
  1. Phân cấp trong đấu thầu
Ngoài một số quy định nêu trên, trong Luật Đấu thầu quy định về phân cấp để làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của những bộ phận tham gia hoạt động đấu thầu. Nội dung phân cấp được quy định từ Điều 60 đến Điều 65 Luật Đấu thầu năm 2005 và được bổ sung bởi Luật số 38. Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc đưa ra các cơ sở pháp lý (phù hợp với Luật) để làm cơ sở cho việc thực hiện tiếp theo, theo đó người có thẩm quyền có trách nhiệm như sau:
  • Phê duyệt KHĐT (trong đó có nội dung giá gói thầu, hình thức lựa chọn NT là đấu thầu rộng rãi, hạn chế hay chỉ định thầu..., hình thức hợp đồng, nguồn vốn...);
  • Giải quyết kiến nghị của Nhà thầu tham gia đấu thầu (theo quy định tại Điều 72, Điều 73 Luật Đấu thầu).
  • Xử lý vi phạm Pháp luật về đấu thầu quyết định áp dụng các hình thức xử phạt theo Điều 75 gồm hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc cấm tham gia các hoạt động đấu thầu đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Ngoài 3 nhiệm vụ vừa nêu trong Luật số 38 quy định người có thẩm quyền có thể “Hủy đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn Nhà thầu” khi phát hiện có các hành vi vi phạm Pháp luật đấu thầu hoặc sai trái dẫn tới làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước
Trên cơ sở các quyết định được coi là cơ sở pháp lý của nguời có thẩm quyền (Quyết định đầu tư, KHĐT), chủ đầu tư sẽ thực hiện các công việc cụ thể để lựa chọn NT với quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 61 của Luật Đấu thầu được điều chỉnh bổ sung bởi Luật số 38.
Như vậy với quy định mới trong Luật số 38 thì Người có thẩm quyền không tham gia vào việc phê duyệt HSMT, kết quả lựa chọn NT và xử lý các tình huống trong đấu thầu như trước đây. Thay vào đó trong Luật số 38 giao cho Chủ đầu tư thực hiện các công việc đó có nghĩa là Chủ đầu tư có trách nhiệm:
  • Phê duyệt HSMT
  • Phê duyệt kết quả lựa chọn NT
  • Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu
          Trước đây (theo Luật Đấu thầu 2005) các công việc nêu trên do Chủ đầu tư trình Người có thẩm quyền xem xét phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt thì nay Chủ đầu tư toàn quyền quyết định. Do vậy với trách nhiệm mới thì Chủ đầu tư phải tự nâng cao năng lực của mình sao cho phù hợp với công việc được giao.
          Trách nhiệm và quyền hạn của BMT, Tổ chuyên gia đấu thầu, Nhà thầu và đơn vị tổ chức thẩm định được giữ nguyên như qui định ở các Điều từ Đ62 tới Đ65 của Luật Đấu thầu.
9) Đấu thầu qua mạng (Đ30 Luật Đấu thầu)
Việc thực hiện sẽ do Bộ KH&ĐT  hướng dẫn theo lộ trình cụ thể.
 
III - TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
          Việc tổ chức đấu thầu là nhằm lựa chọn NT đáp ứng các yêu cầu của BMT (đó là HSMT bao gồm TCĐG) để thực hiện gói thầu.
          Gói thầu là một phần của dự án, song việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện đảm bảo tính đồng bộ của dự án và có quy mô hợp lý. Việc phân chia gói thầu nằm trong KHĐT được người có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn NT. Việc lựa chọn NT là thực hiện cho một gói thầu.
  1. Kế hoạch đấu thầu (Điều 6)
Đối với một dự án, KHĐT sẽ bao gồm số lượng gói thầu cần thực hiện và nội dung chi tiết của từng gói thầu. Các gói thầu có thể thuộc lĩnh vực dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp (công trình) hoặc gói thầu EPC theo định nghĩa quy định tại Đ4 Luật Đấu thầu.
          Trong KHĐT, mỗi gói thầu ngoài tên cần đảm bảo đủ các nội dung sau (hình 1):
  • Giá gói thầu;
  • Nguồn vốn của gói thầu;
  • Hình thức lựa chọn NT và phương thức đấu thầu;
  • Thời gian lựa chọn NT;
  • Hình thức hợp đồng;
  • Thời gian thực hiện hợp đồng.
Do tầm quan trọng của việc này, nên KHĐT của dự án phải được người có thẩm quyền quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định KHĐT của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm.
          Trong trường hợp chưa đủ cơ sở để xây dựng KHĐT cho toàn bộ dự án thì có thể xây dựng KHĐT cho từng phần của dự án hoặc vài gói thầu cần thực hiện trước, song mỗi gói thầu vẫn phải đảm bảo có đủ các nội dung như nêu trên.
  1. Trình tự đấu thầu (cho một gói thầu)
Trên cơ sở KHĐT được duyệt, chủ đầu tư sẽ tiến hành triển khai thực hiện cho từng gói thầu theo hình thức lựa chọn NT xác định trong KHĐT.  Trường hợp chủ đầu tư đủ năng lực thì tự làm BMT, nếu không thì được phép lựa chọn theo Luật một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp đủ năng lực, kinh nghiệm thay mình làm BMT, song chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn NT và ký kết hợp đồng. Trình tự thực hiện lựa chọn Nhà thầu gồm 7 bước - Hình 2:
  • Chuẩn bị;
  • Tổ chức;
  • Đánh giá;
  • Thẩm định và phê duyệt kết quả;
  • Thông báo kết quả;
  • Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
  • Ký kết (trao) hợp đồng.

 
Hình 1
 
       
 
 
   
Thực hiện đấu thầu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 


Hình 2 - Trình tự lựa chọn NT
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  1. Một số vấn đề về lập HSMT
HSMT được coi là nội dung quan trọng nhất của bất kỳ cuộc đấu thầu nào. HSMT cần thể hiện đầy đủ các yêu cầu và TCĐG đối với gói thầu. HSMT được dùng làm căn cứ để NT chuẩn bị HSDT, đồng thời là cơ sở để BMT đánh giá sự đáp ứng của các HSDT.
Với vai trò như vậy, HSMT phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân đủ năng lực, đủ trình độ chuyên môn đối với gói thầu (kỹ thuật, thương mại, pháp lý...) và am hiểu các quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định hướng dẫn thi hành và Mẫu HSMT do Bộ KH&ĐT ban hành.
Mỗi gói thầu có 1 HSMT, được tổ chức đấu thầu 1 lần và có 1 kết quả đấu thầu (gồm 1 hoặc nhiều HĐ).
 
  1. Một số vấn đề về lập HSDT
 
HSDT là toàn bộ tài liệu do NT chuẩn bị theo yêu cầu của HSMT. Đây là cơ sở pháp lý để BMT đánh giá sự phù hợp so với HSMT và cũng là cơ sở để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng khi NT trúng thầu.
         
Để tạo ra sự cạnh tranh, khi lập HSDT cần lưu ý:
  • Nghiên cứu kỹ lưỡng các yêu cầu nêu trong HSMT (đặc biệt yêu cầu về tính hợp lệ, kinh nghiệm và năng lực). Những điểm nêu chưa rõ trong HSMT cần được hỏi lại BMT để làm rõ.
  • Nắm chắc TCĐG được nêu trong HSMT để đảm bảo về mặt kỹ thuật đáp ứng vừa đủ yêu cầu của HSMT (ví dụ như mức yêu cầu tối thiểu của TCĐG).
  • Đưa ra các chi phí (tương ứng với nội dung kỹ thuật trong HSDT) ở mức thấp nhất có thể (tuỳ thuộc khả năng và điều kiện của từng NT về lãi định mức, nguồn vật tư, máy móc thiết bị có sẵn, các giải pháp kỹ thuật...) để đảm bảo sự cạnh tranh.
  • Không đưa ra các nội dung vô nghĩa.
  • Tránh để không vi phạm các điều kiện tiên quyết hoặc các quy định của Luật Đấu thầu, ví dụ:
  • Lỗi số học không vượt quá 10%
  • Sai lệch không vượt quá 10%
  • Lỗi khác do vô ý
  • Đảm bảo chữ ký, yêu cầu về bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, giá trị có hiệu lực của HSDT, nộp HSDT gốc.
  • Không chào theo nhiều mức giá hoặc giá có điều kiện.
Tôn trọng tối đa các nội dung của HSMT bằng cách lập HSDT theo đúng HSMT (phương án chính). Những sáng kiến, phát hiện tồn tại của HSMT... cần đưa vào phương án phụ để đảm bảo HS không bị  "lạc đề".
IV. NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Ngày 29/9/2006, Chính phủ ban hành NĐ 111/CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn NT xây dựng theo Luật Xây dựng. Nghị định được đăng công báo vào ngày 20/10/2006, do vậy NĐ có hiệu lực sau 15 ngày, tức ngày 4/11/2006.
Tuy nhiên sau một năm rưỡi thực hiện, Chính phủ thấy rằng cần điều chỉnh 1 số nội dung trong NĐ 111/CP để đơn giản quá trình thực hiện, phù hợp với thực tiễn. Sau rất nhiều hội thảo, trên cơ sở góp ý của nhiều Bộ ngành, cuối cùng Chính phủ đã ban hành NĐ 58/CP, ngày 5/5/2008. Khác với cách làm trước đây, để thuận lợi cho việc sử dụng, nên mặc dù chỉ bổ sung, điều chỉnh 1 số nội dung của NĐ 111/CP nhưng NĐ 58/CP được ban hành dưới dạng thay thế hoàn toàn NĐ 111/CP.
Tiếp đó theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội khóa 12 kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật số 38/2009/QH12 trong đó điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Luật Đấu thầu, do vậy CP lại tiếp tục ban hành NĐ85/CP vào ngày 15/10/2009 và có hiệu lực thi hành 1/12/2009 thay cho NĐ58/CP.
Các nội dung chính của NĐ 85CP
NĐ85/CP có số chương và số Điều như NĐ58/CP (gồm 13 Chương 77 điều) và có 1 số nội dung đáng lưu ý sau :
1. Định nghĩa bổ sung một số thuật ngữ (Điều 2)
 Để thuận tiện trong thực hiện, có 1 số các thuật ngữ sau được định nghĩa:
- Sử dụng vốn Nhà nước (Đ.1 K.1 Luật Đấu thầu):
Tổng phần vốn Nhà nước tham gia từ 30% trở lên được xác định theo Tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của Dự án được duyệt ( không xác định theo tỉ lệ phần vốn Nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của DN). Trước đây, trong NĐ111/CP quy định vốn pháp định cho dự án liên danh, vốn góp cho dự án HĐHTKT, vốn cổ phần NN cho Dự án cổ phần.
- “HS yêu cầu”, “HS đề xuất” được sử dụng cho các hình thức lựa chọn NT không phải là hình thức Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu hạn chế. Trong đấu thầu rộng rãi, hạn chế sử dụng HSMT/HSDT.
- Thời gian có hiệu lực của HSDT (HSĐX), của bảo đảm dự thầu được tính từ ngày đóng thầu (ngày hết hạn nộp HSĐX)
- Danh sách ngắn là DS NT được mời tham gia đấu thầu HC, trúng sơ tuyển, vượt qua đánh giá HS quan tâm (có sự điều chỉnh của Luật số 38)
- Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là báo cáo NCTKT, báo cáo NCKT
2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Điều 3)
Lần này trong NĐ 85/CP hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Điều 11 của Luật Đấu thầu như sau:
- Giữa NT tham gia đấu thầu (RR/HC) và NT tư vấn lập HSMT, đánh giá HSDT; giữa NT thực hiện hợp đồngvà NT Tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải đảm bảo:
+ Không cùng thuộc 1 cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập (NT là DN hoạt động theo Luật DN).
+ Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.
- Giữa Chủ đầu tư và NT tham gia đấu thầu (RR/HC) cho gói thầu thuộc cùng 1 dự án phải đảm bảo:
+ Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau (đối với NT hoạt động theo Luật DN)
+ Không cùng thuộc 1 cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập và phải tự chịu, chịu trách nhiệm về TC (đối với NT là đơn vị sự nghiệp)
+ Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau kể từ thời gian phải thực hiện chuyển đổi (đối với NT là DNNN thành lập theo Luật DNNN thuộc diện phải chuyển đổi)
          3. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (Điều 4)
a) Gói Dịch vụ tư vấn: HSDT của NT thuộc diện ưu đãi được cộng thêm 7,5% số điểm tổng hợp vào điểm tổng hợp, trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì được cộng thêm 7,5% số điểm kỹ thuật vào điểm kỹ thuật. Cách này áp dụng cho cả gói tổng thầu thiết kế.
b) Gói xây lắp: giá đánh giá của HSDT không thuộc diện ưu đãi cần cộng thêm 7,5% giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) vào giá dự thầu để so sánh với các HSDT khác. Cách này áp dụng cho cả gói tổng thầu xây dựng.
c) Gói hàng hóa: giá đánh giá của HSDT không thuộc diện ưu đãi cần cộng thêm thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan nhưng không vượt quá 15% giá hàng hóa.
Nội dung này được giữ nguyên như trong NĐ58/CP
          4. Chứng chỉ về đấu thầu (Điều 5)
          - Cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, trừ các NT.
- Mọi tổ chức có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập có chức năng đào tạo đều được quyền tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ về đấu thầu.
- Điều kiện để một người được cấp chứng chỉ là:
+ Tham gia đầy đủ khóa học về đấu thầu kéo dài tối thiểu là 3 ngày.
+ Đạt yêu cầu kiểm tra của lớp.
          - Bộ KH&ĐT quy định khung về đào tạo đấu thầu, chứng chỉ, tiêu chuẩn giảng viên về đấu thầu và việc lưu trữ hồ sơ về khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu.
5. Thời gian trong đấu thầu (Điều 8)
Đây là nội dung có điều chỉnh trong NĐ85/CP (so với NĐ58/CP)
Ngoài quy định tại Điều 31 Luật Đấu thầu, cần bảo đảm các quy định sau:
- Chủ đầu tư phê duyệt HSMT (HSYC) tối đa là 10 ngày, phê duyệt hoặc xử lý kết quả lựa chọn NT tối đa là 10 ngày.
- Tổng thời gian gia hạn hiệu lực của HSDT không quá 30 ngày (dù yêu cầu gia hạn 1 hoặc nhiều lần).
- Cho phép thực hiện đồng thời: sơ tuyển và lập HSMT, phê duyệt và thông báo HSMT, thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng.
6. Về Kế hoạch đấu thầu (KHĐT)
Trong NĐ 85/CP (từ Điều 9 đến Điều 12) đề cập tới các căn cứ pháp lý để xây dựng KHĐT, quy trình trình duyệt, thẩm định phê duyệt KHĐT.
Nội dung về KHĐT quy định trong NĐ85/CP cũng tương tự như đã quy định trong NĐ 58/CP. Điều cần lưu ý là đối với gói thầu thực hiện trước khi có quyết định đầu tư cho dự án, như gói thầu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi thì KHĐT đối với các gói thầu này do người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt.
Trong KHĐT của dự án cần làm rõ:
- Phần công việc đã thực hiện (ví dụ: liên quan tới việc chuẩn bị dự án;...)
- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn NT quy định từ Đ.18 đến Đ.24 của Luật Đấu thầu;
- Các công việc hình thành các gói thầu áp dụng một trong các hình thức lựa chọn NT quy định từ Đ.18 đến Đ.24 của Luật Đấu thầu.
- Các công việc chưa đủ điều kiện lập KHĐT.
Tổng giá trị của 4 phần việc nêu trên phải đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư đã duyệt cho dự án.
Đối với những gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt (nhiều lô) thì trong KHĐT phải nêu tên và trị giá cho từng phần.
Trước khi phê duyệt KHĐT, người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư cần dựa trên báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định. Đối với các gói thầu DVTV trước khi có quyết định đầu tư thì người đứng đầu cơ quan (giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án) chịu trách nhiệm chỉ định 1 đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định.
7. Sơ tuyển (Điều 13 & Điều 14)
- Căn cứ Luật số 38, qui định các trường hợp cần sơ tuyển là thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền khi phê duyệt KHĐT.
- Chủ đầu tư phê duyệt HS mời sơ tuyển (trong đó có TCĐG) và phê duyệt kết quả sơ tuyển.
- TCĐG trong sơ tuyển sử dụng tiêu chí “Đạt“ , “Không đạt“ cho 3 tiêu chí năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và kinh nghiệm.
- Thông báo mời sơ tuyển phải đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Đối với Đấu thầu quốc tế cũng phải đăng tải trên Báo đấu thầu. HS mời sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho các NT sau 10 ngày kể từ ngày đăng tải đầu tiên cho tới thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự sơ tuyển.
- Thời gian chuẩn bị HS dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày (đấu thầu trong nước) và tối thiểu là 20 ngày (đấu thầu quốc tế) kể từ ngày đầu tiên phát hành HS mời sơ tuyển.
8. Lựa chọn Nhà thầu Tư vấn qua đấu thầu RR/HC (từ Điều 15 đến Điều 21)
- Mời tham gia đấu thầu có 2 cách.
+ Qua thông báo mời thầu trên Báo đấu thầu và trang Web về đấu thầu.
+ Tiến hành thông báo mời nộp HS quan tâm (kể cả thông báo bằng tiếng Anh đối với đấu thầu Quốc tế) trên Báo đấu thầu và trang Web về đấu thầu. Đánh giá HS quan tâm để chọn danh sách ngắn theo tiêu chí “Đạt“, “Không đạt“. Thời gian dành cho NT chuẩn bị HS quan tâm tối thiểu là 10 ngày (đấu thầu trong nước), tối thiểu là 20 ngày (đấu thầu Quốc tế).
+ Gửi thư mời thầu tới DS ngắn được chủ đầu tư duyệt
- TCĐG :
+ Đối với gói thầu DVTV không yêu cầu kỹ thuật cao, sử dụng thang điểm tổng hợp (xây dựng trên cơ sở điểm kỹ thuật và điểm tài chính), mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật là 70%
+ Đối với gói thầu DVTV yêu cầu kỹ thuật cao: mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không thấp hơn 80%.
- Mở thầu: Tiến hành 2 lần theo phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ. Lần đầu mở HS đề xuất kỹ thuật, tiếp đó mở đề xuất Tài chính của các NT vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật (gói không yêu cầu kỹ thuật cao) hoặc chỉ mở đề xuất TC của NT xếp hạng thứ 1 về mặt kỹ thuật (gói yêu cầu kỹ thuật cao).
- Các bước đánh giá, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả, thương thảo, hoàn thiện và ký kết HĐ được quy định chi tiết từ Đ.18 đến Đ.21 NĐ 85/CP.
- NT được yêu cầu bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.
9. Lựa chọn Nhà thầu Tư vấn cá nhân (Điều 22)
Việc lựa chọn TV cá nhân thực hiện như sau:
- Phải được phê duyệt trong KHĐT.
- Chủ đầu tư phê duyệt Điều khoản tham chiếu và dự thảo hợp đồng.
- Mời tối thiểu 3 chuyên gia Tư vấn phù hợp để lựa chọn thông qua HS lý lịch khoa học (trường hợp có ít hơn 3 thì chủ đầu tư xem xét, quyết định).
- Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn và ký kết hợp đồng.
10. Lựa chọn Nhà thầu cung cấp HH, XL (từ Điều 22 đến Điều 32)
- Quy trình lựa chọn NT trong lĩnh vực HH, XL không khác gì quy trình trước đây trong NĐ58/CP. Tuy nhiên trong NĐ 85/CP có quy định 1 số nội dung đáng lưu ý như sau:
- Về HSMT: Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu yêu cầu về nhãn hiệu, catalô của nhà sản xuất hoặc HH từ 1 nước để tham khảo thì phải ghi kèm theo cụm từ “ hoặc tương đương“ và nói rõ khái niệm tương đương. HH đặc thù, phức tạp thì yêu cầu nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất, HH thông thường nếu cần thì yêu cầu nộp giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối.
- TCĐG :
+ Về mặt KT: dùng thang điểm hoặc tiêu chí “Đạt“, “Không đạt’’.
+ Sử dụng “giá đánh giá’’ (xác định chi phí trên cùng 1 mặt bằng) để so sánh xếp hạng các NT sau khi vượt qua đánh giá về kỹ thuật.
- Đánh giá HSDT:
+ Sửa lỗi (lỗi số học và lỗi khác) thực hiện theo Đ.30 k.1
+ Hiệu chỉnh sai lệch thực thiện theo Đ.30 k.2 và chỉ bao gồm nội dung hiệu chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong HSDT so với HSMT.
- Bảo đảm dự thầu:
Đối với NT là liên danh, trường hợp HSMT yêu cầu, thì biện pháp bảo đảm dự thầu được thực hiện theo 1 trong 2 hình thức:
+ Từng thành viên nộp riêng rẽ.
+ 1 thành viên nộp đại diện.
          - NT được yêu cầu bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.
11. Lựa chọn Nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ (Điều 33)
Có qui định điều chỉnh trong NĐ 85/CP (so với NĐ 58/CP) cụ thể:
- Những gói thầu HH giá £ 5 tỷ đồng, XL hoặc gói lựa chọn tổng thầu XD (trừ tổng thầu TK) có giá £ 8 tỷ đồng được gọi là gói thầu quy mô nhỏ.
- Trình tự lựa chọn NT được quy định đơn giản, trong TCĐG không sử dụng giá đánh giá. NT vượt qua đánh giá về KT, có giá đề nghị trúng thầu (giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị trúng thầu.
- Thời gian chuẩn bị HSDT tối thiểu là 10 ngày. Việc sửa đổi HSMT phải thực hiện  ít nhất 3 ngày trước thời điểm đóng thầu.
- Thời gian đánh giá HSDT tối đa là 20 ngày.
- Phát hành HSMT ngay từ ngày thông báo mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu.
- Bảo đảm dự thầu là 1% giá gói thầu và bảo đảm thực hiện HĐ là 3% giá hợp đồng.
12. Lựa chọn Nhà thầu thông qua các hình thức lựa chọn khác
a) Chỉ định thầu:
Nội dung này được quy định chi tiết trong NĐ 85/CP, cụ thể:
- Ngoài các trường hợp được chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu, Điều 101 Luật Xây dựng, tại Đ40 NĐ85/CP qui định các trường hợp được xem xét chỉ định thầu là như sau:
  • Gói DVTV £ 3 tỉ đồng, gói HH £ 2 tỉ đồng, gói XL £ 5 tỉ đồng
  • Gói £ 100 triệu đồng (duy trì hoạt động thường xuyên)
  • Ngoài ra còn 10 trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu.
Như vậy các trường hợp được xem xét, cho phép chỉ định thầu là phong phú hơn nhiều so với trước đây và sẽ tạo ra sự linh hoạt trong thực hiện.
- Điều kiện áp dụng chỉ định thầu:
+ Phải có quyết định đầu tư, KHĐT, vốn (không yêu cầu NT ứng vốn), dự toán được duyệt
+ Thời gian thực hiện chỉ định thầu: Max 45 ngày (phức tạp thì 90 ngày)
+ Thời gian thực hiện Hợp đồng: Max 18 tháng
- Quy trình chỉ định thầu: Về cơ bản giống như quy trình đấu thầu và thực hiện theo các quy định tại Điều 41 nhưng quy định rõ giữa HSYC chỉ cho 1 NT được Chủ đầu tư xác định. Gói £ 500 trđ (TV, HH, XL) thì chỉ cần soạn thảo HĐ để thương thảo, ký kết.
b) MSTT, Chào hàng cạnh tranh trong MSHH, Tự thực hiện, lựa chọn Nhà Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng và lựa chọn NT trong trường hợp đặc biệt được quy định chi tiết từ Điều 42 tới Điều 46.
13. Hợp đồng (từ điều 47 đến Điều 52)
Đây là những nội dung được giữ nguyên như trong NĐ58/CP, cụ thể:
a) Hợp đồng trọn gói (Điều 48)
- Giá hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng (trừ trường hợp bất khả kháng) và là cơ sở để chủ đầu tư thanh toán.
- Việc thanh toán đối với các HĐ trọn gói (ngoài chỉ định thầu) phải căn cứ vào giá HĐ và các điều khoản thanh toán trong HĐ, không căn cứ vào dự toán, định mức, đơn giá của Nhà nước, đơn giá trong hoá đơn tài chính.
- Đối với gói XL có HĐ trọn gói thì khối lượng thực hiện thực tế không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán ghi trong HĐ.
- Ai gây ra thất thoát (tính sai số lượng, khối lượng công việc) thì phải có trách nhiệm đền bù.
b) Hợp đồng theo đơn giá (Điều 49)
Thanh toán theo khối lượng thực tế trên cơ sở đơn giá hoặc đơn giá được điều chỉnh nêu trong HĐ.
c) Hợp đồng theo thời gian (Điều 50)
- Thanh toán theo thời gian làm việc thực tế  (theo tháng, tuần, ngày, giờ)
- Tổng số tiền thanh toán cho NT không vượt tổng giá trị nêu trong HĐ.
d) Hợp đồng theo tỷ lệ % (Điều 51)
Thanh toán cho NT số tiền bằng tỷ lệ % xác định trong HĐ nhân với giá trị công trình hoặc khối lượng công việc đã hoàn thành.
e) Điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng (Điều 52).
* Điều chỉnh giá hợp đồng:
² Chỉ áp dụng đối với hình thức theo đơn giá, theo thời gian. Trong HĐ quy định rõ nội dung điều chỉnh, phuơng pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu để tính.
² Phương pháp điều chỉnh giá, cơ sở dữ liệu để tính phải phù hợp với nội dung công việc. Cần quy định các căn cứ như sử dụng báo giá, chỉ số giá từ các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, TW hoặc từ cơ quan chuyên ngành độc lập nước ngoài (đối với các chi phí có nguồn gốc nước ngoài)
² Trường hợp trong hợp đồng thoả thuận điều chỉnh về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do nhà nước kiểm soát thì thực hiện theo điểm c) k. 1 Đ.57 Luật Đấu thầu.
² Trường hợp nhà nước thay đổi chính sách thuế, tiền lương ảnh hưởng tới giá hợp đồng thì thực hiện theo điểm a) k.1 Đ.57 Luật Đấu thầu.
 
* Điều chỉnh Hợp Đồng
          Khi có phát sinh hợp lý những công việc ngoài HĐ mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư (trong xây lắp dùng hình thức  trọn gói thì đó là khối lượng công việc ngoài thiết kế, trong xây lắp áp dụng hình thức đơn giá thì đó là khối lượng công việc ngoài HĐ) thì thực hiện theo k. 3 Đ.57 Luật Đấu thầu
Phụ lục bổ sung HĐ cho những công việc tương ứng trong hợp đồng phát sinh dựa trên nguyên tắc:
+ Khối lượng phát sinh < 20% thì lấy đơn giá trong HĐ đã ký.
+ Khối lượng phát sinh từ 20% trở lên chưa có trong HĐ thì 2 bờn thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc quy định trong HĐ.
Trước khi ký phụ lục bổ sung HĐ thì dự toán cho các công việc phát sinh phải được phê duyệt theo quy định:
14. Phân cấp trách nhiệm trong đấu thầu (từ Điều 54 đến Điều 59)
Trong NĐ85/CP có 1 số điều chỉnh căn cứ vào Luật số 38, cụ thể quy định trách nhiệm trong thẩm định, phê duyệt các nội dung liên quan tới đấu thầu, của:
- Thủ tướng Chính phủ (Điều 54)
- Bộ trưởng và các cấp tương đương (Điều 55)
- Chủ tịch UBND thành phố, tỉnh, quận, huyện... (Điều 56)
- Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp. (Điều 57)
- Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, cổ phần... (Điều 58)
Tại K6 Đ59 quy định Chủ đầu tư giao cho tổ chức cá nhân thuộc cơ quan mình việc tổ chức thẩm định HSMT, HSYC và kết quả lựa chọn NT. Trường hợp không đủ năng lực thì Chủ đầu tư lựa chọn 1 tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định.
 
15. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu (từ Điều 60 đến Điều 62)
Các quy định trong NĐ85/CP giữ nguyên như trong NĐ 58/CP, cụ thể quy định điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị, trách nhiệm của NT khi nêu kiến nghị, hoạt động của Hội đồng tư vấn và bộ phận thường trực giúp việc. Trong thời gian NT nêu kiến nghị về kết quả lựa chọn NT thì không có quy định phải dừng việc thực hiện quyết định trúng thầu đã có.
Đây là một nội dung mới trong Luật Đấu thầu nên có nhiều quy định được cụ thể hóa:
- NT khi nêu kiến nghị về kết quả lựa chọn NT thì phải nộp tới bộ phận thường trực của Hội đồng tư vấn một khoản tiền tương đương 0,01% giá dự thầu, nhưng thấp nhất là 2 triệu đồng và nhiều nhất là 50 triệu đồng.
- Hội đồng tư vấn có bộ phận thường trực giúp việc. Có 3 cấp: Hội đồng tư vấn cấp TW, Hội đồng tư vấn cấp Bộ và Hội đồng tư vấn cấp địa phương.
- NT được kết luận có kiến nghị là đúng thì số tiền đã nộp được hoàn trả bởi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới.
16. Xử lý vi phạm (từ Điều 63 đến Điều 66)
Căn cứ Luật số 38 nên trong nghị định 85/CP có điều chỉnh một số quy định, cụ thể:
- Bỏ các mức phạt tiền cụ thể mà quy định căn cứ theo pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KH&ĐT.
- Có 3 hành vi bị cảnh cáo sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
Việc xem xét, quyết định một hình thức xử phạt: thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền. Một hành vi vi phạm tùy mức độ sẽ bị xử phạt theo một hình thức hoặc bị xử phạt theo nhiều hình thức, đồng thời các cá nhân, tổ chức vi phạm sau khi bị xử phạt đều được đăng tải trên tờ Báo đấu thầu và trang Thông tin điện tử về đấu thầu.
17. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn NT
a) Hủy đấu thầu
- HSMT (HSYC) không tuân thủ quy định dẫn đến không lựa chọn được NT trúng thầu hoặc NT trúng thầu không đáp ứng yêu cầu (thực tế) của gói thầu
- Có bằng chứng về sự thông đồng gây thiệt hại lợi ích của NN
b) Đình chỉ
Để khắc phục ngay vi phạm trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn NT khi có bằng chứng về sự vi phạm pháp luật, không đảm bảo mục tiêu của Luật Đấu thầu
c) Không công nhận kết quả lựa chọn NT
Được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn NT đến trước khi ký hợp đồng khi có bằng chứng vi phạm pháp luật, không đảm bảo mục tiêu của Luật  Đấu thầu.
18. Một số tình huống cơ bản (Điều 70)
Có 14 tình huống cơ bản được nêu trong NĐ 85/CP (tăng thêm 1 tình huống so với trong NĐ58/CP), đáng chú ý là tình huống về:
- Số lượng HS nộp ít hơn 3 tại thời điểm đóng thầu, đóng sơ tuyển, hết hạn nộp HS quan tâm, hết hạn nộp HS đề xuất (đối với chào hàng cạnh tranh) thì BMT phải báo cáo ngay lên Chủ đầu tư để xem xét giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ đồng hồ để cho phép hoặc là mở hoặc kéo dài thời điểm đóng thầu (K3)
- HSDT có đơn giá khác thường gây bất lợi cho Chủ đầu tư thì BMT: yêu cầu NT giải thích, làm rõ. Nếu giải thích không đủ rõ thì được coi là sai lệch và được thực hiện theo nguyên tắc hiệu chỉnh sai lệch (K5)
- Giá DT sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các NT đều vượt giá gói thầu thì Chủ đầu tư xem xét, xử lý (K6)
- Giá đề nghị trúng thầu thấp bất thường hoặc thấp dưới 50% giá gói thầu: Chủ đầu tư quyết định các biện pháp phù hợp (K10)
- Trường hợp NT có thư giảm giá thì giá dự thầu được xác định là giá dự thầu ghi trong Đơn dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá. Giá dự thầu trong Đơn dự thầu là cơ sở để xem xét việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (K13)
 
V. CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN (dưới NĐ85/CP)
- Bộ KH&ĐT đã ban hành:
  • TT01/BKH, 6/1/2010 về mẫu HSMTXL
  • TT02/BKH, 19/01/2010 về Mẫu HSMTXL quy mô nhỏ
  • TT03/BKH, 27/01/2010 về Mẫu HS mời sơ tuyển gói thầu XL
  • TT04/BKH, 1/2/2010 về Mẫu lập HS yêu cầu chỉ định thầu xây lắp
  • TT05/BKH, 10/02/2010 về mẫu HSMT mua sắm hàng hóa
  • TT06/BKH,  9/3/2010 về mẫu HSDVTV
  • TT08/BKH, 21/4/2010 về mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu
  • TT09/BKH, 21/4/2010 về mẫu báo cáo đánh giá HSDT đối với mua sắm HH, XL
  • TT10/BKH, 13/5/2010 về chứng chỉ đấu thầu
  • TT11/BKH, 27/5/2010 Mẫu chào hàng cạnh tranh
  • TT15/BKH, 29/6/2010 Mẫu báo cáo đánh giá HSDT đối với tư vấn
  • TTLT20/BKH - BTC, 21/9/2010 Về cung cấp thông tin cho Báo đấu thầu
  • TT21/BKH, 28/10/2010 Quy định chi tiết về thẩm định HSMT, HSYC
  • TT09/2011/BKHĐT, 07/9/2011 Mẫu HSYC chỉ định thầu tư vấn
  • TT 01/2011/BKHĐT, 04/01/2011 Quy định chi tiết kiểm tra về công tác đấu thầu.
 
- Bộ Tài chính có TT 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có TT18/BLĐTBXH, ngày 10/06/2010 về quy định tiền lương đối với chuyên gia Tư vấn trong nước./.
 
 
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC
Tổng hợp các nội dung đáng lưu ý trong NĐ 85/CP
 
  1. Gói thầu Dự án ODA (Đ1)
  2. Giải thích từ ngữ (Đ2)
  3. Đảm bảo cạnh tranh (Đ3­)
  4. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu (Đ5)
  5. Thời gian trong đấu thầu (Đ8)
  6. Căn cứ lập KHĐT (Đ9)
  7. Nội dung gói thầu (Đ10)
  8. Tờ trình KHĐT (Đ11)
  9. Áp dụng sơ tuyển (Đ13)
  10. Trình tự sơ tuyển (Đ14)
  11. Chuẩn bị đấu thầu (TV) (Đ15)
  12. Tổ chức đấu thầu (TV) (Đ17)
  13. Đánh giá HSDT (TV) (Đ18)
  14. L/c TV cá nhân (Đ22)
  15. Chuẩn bị đấu thầu (HH, XL) (Đ23)
  16. Đánh giá HSDT (HH, XL) (Đ29)
  17. Sửa lỗi & hiệu chỉnh sai lệch (Đ30)
  18. Gói quy mô nhỏ (Đ33)
  19. Chỉ định thầu (Đ40)
  20. Quy trình chỉ định thầu (Đ41)
  21. Chào hàng cạnh tranh (Đ43)
  22. Tự thực hiện (Đ44)
  23. Thẩm định (Đ59)
  24. Phạt tiền (Đ64)
  25. Hủy, đình chỉ không công nhận kết quả đấu thầu (Đ66)
  26. Tình huống (Đ70)
  27. Hướng dẫn thi hành (Đ76)
Tags:,